Hiện nay, một trong những vấn đề trở nên lo ngại tại các khu đô thị, khu công nghiệp và hay xảy ra tại các khu dân cư đó chính là việc xử lý nước thải. Đây là vấn đang được nhiều người quan tâm bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề môi trường mà còn ảnh hưởng lớn đến chính sức khỏe của chúng ta. Chính vì vậy, bạn nên có những phương pháp chống thấm phù hợp với công trình này để tránh những tác động xấu từ bể nước thải này gây ra. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức về chống thấm bể xử lý nước thải ngay nhé!
1.Tại sao bạn nên chống thấm bể xử lý nước thải
Bể xử lý nước thải là loại bể chuyên dùng để chứa và xử lý các loại nước thải bao gồm các loại nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Thông thường các loại bể xử lý nước thải thường chứa những tạp chất vô cơ, tạp chất hữu cơ, axit, dung dịch kiềm, chất tẩy rửa, hóa chất được sinh ra do quá trình tác động của hóa chất bẩn trong nước… Do vậy nếu bạn không chống thấm bể chứa đúng cách bằng các hóa chất đặc hiệu thì sẽ rất nhanh bị bong tróc, thấm dột… có tác động xấu đến môi trường và làm giảm tuổi thọ công trình.
2. Những phương pháp chống thấm bể xử lý nước thải phổ biến và hiệu quả hiện nay.
2.1 Chống thấm bể xử lý nước thải bằng Sika.
Vật liệu chống thấm bằng Sika là một loại vật liệu phủ gốc epoxy bao gồm 2 thành phần. Đây là vật liệu có tác dụng chống thấm cao, khả năng chống lại sự ăn mòn tốt, độ đàn hồi nhẹ và thi công đơn giản chỉ bằng cách phun. Vật liệu này phù hợp cho các nhà máy xử lý nước thải, nhà máy lọc dầu, bể tự hoại …
Các ưu điểm vượt trội của vật liệu chống thấm bằng Sika :
Tạo nên lớp màng chống thấm tốt, mang lại tuổi thọ khá cao khoảng 7- 8 năm.
Ngoài ra, vật liệu chống thấm không gây độc hại đến với con người và đến với công trình.
Bên cạnh đó, vật liệu chống thấm chịu được áp lực cao, có sự co giãn tốt.
Cuối cùng, quy trinh thi công dễ dàng kể cả khi bề mặt thi công không bằng phẳng.
Quy trình chống thấm bằng Sika:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt trước khi thi công.
Với bề mặt bê tông cũ thì trước tiên bạn cần làm sạch rêu hoặc các tạp chất bẩn bám trên bề mặt bằng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng. Đối với những vị trí nứt hoặc yếu cần được trám vá lại.
Với bề mặt bê tông mới thì bạn cần tiến hành kiểm tra độ tuổi bê tông, trám vết nứt hoặc dặm vá các vị trí lỗi nếu có.
Bước 2: Thi công lớp lót.
Lớp sơn lót tác dụng tạo độ bám dính cao giữa lớp bê tông và lớp chống thấm.
Bước 3: Thi công lớp phủ.
Khi lớp lót khô hoàn toàn thì bạn mới thi công lớp chống thấm thứ nhất. Chờ khoảng 8 giờ để lớp chống thấm thứ nhất khô thì bạn quét tiếp lớp chống thấm thứ 2
Bước 4: Kiểm tra.
>> Bài viết nổi bật:
- Những màu sơn nhà lan tỏa sự ấm áp cho mùa đông
- Ý tưởng trang trí góc học tập độc đáo, tạo cảm hứng học tập
2.2 Chống thấm bể xử lý nước thải bằng sơn Epoxy.
Bạn có thắc mắc tại sao phương pháp chống thấm bằng sơn Epoxy trở thành phương pháp chống thấm phổ biến như hiện nay và được nhiều người tiêu dùng, chủ đầu tư tin dùng và lựa chọn không? Sở dĩ nó trở nên phổ biến như vậy bởi những ưu điểm mà sơn Epoxy mang lại như:
Khả năng chống thấm vô cùng cao
Không những thế, sơn Epoxy mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình.
Bên cạnh đó, sơn Epoxy giúp tiết kiệm lớp sơn phủ cần thiết làm giảm bớt chi phí không cần thiết.
Cuối cùng, vật liệu chống thấm này vô cùng thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho con người.
Quy trình thi công chống thấm bể xử lý nước thải bằng Sơn Epoxy:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Bề mặt bê tông phải đạt độ tuổi tối đa 2 tuần.
Trước khi tiến hành chống thấm thì chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ, xả nhám và trám vá bề mặt thành bể, lòng bể nếu xuất hiện những vị trí bị lõm.
Bước 2: Thi công sơn lót
Sử dụng những dụng cụ chuyên dụng như: con lăn rulo để lăn đều lớp sơn lót Epoxy lên bề mặt thi công.
Lưu ý: Bạn nên sử dụng sơn Epoxy gốc dung môi hoặc sơn Epoxy không dung môi chứ không được sử dụng Epoxy nước.
Bước 3: Thi công chống thấm bể xử lý nước thải.
Bạn nên thi công 2 lớp sơn Epoxy chống thấm. Thông thường chúng ta sẽ chọn loại sơn màu xanh lam.
Trên đây là những kiến thức về chống thấm bể xử lý nước thải. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn thi công chống thấm thành công nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm trần nhà có mang lại hiệu quả cao không?