Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập toàn cầu, các tập đoàn, công ty đang dần xuất hiện với số lượng cao và theo nhiều hình thức, quy mô khác nhau. Và trong thời kì hội nhập như vậy, yêu cầu công việc sẽ cao, cơ hội việc làm sẽ bị phân tầng, cơ hội việc làm cho lao động phổ thông hoặc lao động bằng cấp thấp sẽ như thế nào? Nhưng trên thực tế, lao động phổ thông có nhiều cơ hội việc làm hơn chúng ta tưởng.
Lao động phổ thông có nhiều cơ hội việc làm tại các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp thủ công
Đối với sự lo lắng này, Phó Cục trưởng phụ trách Cục việc làm (Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội), ông Lê Quang Trung đã cho biết, trong năm 2019 lao động phổ thông vẫn có nhiều cơ hội việc làm ở các nhóm ngành như: điện tử, da giày, may mặc…và chỉ cần đào tạo nghề trong ít ngày.
Đặc biệt với các ngành dệt may, da giày… các công việc thủ công, lao động phổ thông có thể nói là nguồn lực, nhân sự lớn. Với các công việc thủ công này, yêu cầu về bằng cấp không quá cao mà chủ yếu cần sự khéo léo và quen nghề. Hơn thế nữa, lao động phổ thô chỉ cần qua quá trình đào tạo ngắn hạn đã có thể quen với công việc.
Một đặc điểm lớn trong lĩnh vực thủ công này đó là sử dụng chân tay và ít kĩ thuật, công nghệ, do vậy các doanh nghiệp thủ công về may dệt, giày da thường ưu tiên tuyển lao động phổ thông, như vậy có thể nói riêng trong lĩnh vực này, lao động phổ thông có nhiều cơ hội việc làm.
Lao động phổ thông khi xuất khẩu lao động có nhiều cơ hội việc làm
Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0, và đi cùng sự phát triển của công nghệ thì vấn đề việc làm theo đó cũng ảnh hưởng theo. Có thể nói khi kinh tế công nghiệp phát triển, cũng là tạo ra hàng nghìn hàng vạn các cơ hội việc làm.
Như đã phân tích ở trên, không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp thủ công, các ngành công nghiệp điện tử và công nghệ cũng có những định hướng đối với tuyển dụng lao động phổ thông.
Trong thị trường lao động, căn cứ vào khả năng, nguyện vọng, tiếp thu của từng cá nhân mà có nhiều ngành, nghề phù hợp. Đề cử như vấn đề xuất khẩu lao động, hiện nay đây có thể nói là một phương án, cơ hội việc làm và phát triển cá nhân chiếm ưu thế tại các địa phương nông thôn.
Khi thời đại hội nhập kinh tế phát triển, nhu cầu hợp tác và trao đổi kinh tế cũng được thúc đẩy theo, và xuất khẩu lao động chính là một hình thức để Việt Nam và các quốc gia hợp tác về kinh tế, giao thương, và cũng là phương án giải quyết vấn đề việc làm của chúng ta. Và đại bộ phận trong lực lượng xuất khẩu lao động ra môi trường quốc tế chính là đối tượng lao động phổ thông.
Theo số liệu thực tế chứng minh, lao động phổ thông có nhiều cơ hội việc làm hơn lao động chuyên nghiệp và lao động có bằng cấp trong thời đại xuất nhập khẩu và hợp tác phát triển kinh tế, lao động hiện nay. Phần lớn các công ty, doanh nghiệp về xuất khẩu lao động luôn ưu tiên hồ sơ của lao động phổ thông.
Giai đáp thắc mắc về vấn đề này, các công ty xuất khẩu lao động đều nhận định rằng lao động phổ thông là đối tượng thích hợp nhất đối với các công ty nước ngoài tuyển dụng lao động Việt Nam. Bởi lao động phổ thông là giới lao động có nguyện vọng và nhu cầu công việc lớn, yêu cầu công việc không quá cao, và đặc biệt đây là lực lượng lao động trọng điểm với số lượng lớn, do vậy họ cần một nguồn lực lao động đông, đủ để có thể cân bằng chất lượng lao động, không tạo ra sự chênh lệch về trình độ lao động.
Như vậy, có thể nói trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghệ cao ngày càng phát triển, độ cạnh tranh công việc ngày càng cao, song lao động phổ thông vẫn có nhiều cơ hội việc làm phù hợp với khả năng của từng cá nhân, và chỉ cần biết nắm bắt, hàng ngàn hàng vạn cơ hội việc làm luôn sẵn sàng đợi bạn.
>> Có thể bạn quan tâm: