Mắc khén hạt dổi là 2 loại gia vị độc đáo trong ẩm thực Tây Bắc. Đặc biệt hơn khi sử dụng hạt mắc khén và hạt dổi kết hợp với nhau để chế biến món ăn thì đây chính là một gia vị đặc trưng để những món ẩm thực trở nên thơm ngon hấp dẫn hơn. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về 2 loại gia vị này nhé.
1. Thông tin về mắc khén
Mắc khén là một loại gia vị đặc biệt và là đặc sản của Tây Bắc, mà không nơi nào có loại gia vị thơm ngon này. Mắc khén phân bố chủ yếu ở trên núi rừng Tây Bắc và là một trong những gia vị Việt Nam.
Hạt mắc khén có một mùi thơm dịu nhẹ rất dễ chịu. Độ cay của mắc khén không giống như ớt mà nó chỉ tạo cảm giác tê rần rần nơi đầu lưỡi khi ăn.
Người ta thường sử dụng mắc khén để tẩm ướp các món ăn như thịt lợn nướng, thịt gà, gia vị để làm thịt khô hay để pha chế nước chấm.
Hạt mắc khén được người dân ở Tây Bộ sử dụng để làm gia vị tẩm ướp các món ăn đặc trưng của núi rừng.
Có rất nhiều người nghĩ và hay lầm tưởng hạt mắc khén là hạt tiêu rừng. Điều này hoàn toàn là sai lầm, hạt mắc khén và hạt tiêu rừng là 2 gia vị hoàn toàn khác nhau.
Hạt mắc khén là hạt của cây mắc khén, cây có thân gỗ to, cao. Mỗi năm vào tháng 11 cây sẽ đậu hoa và ra quả. Chùm hoa của cây mắc khén trông giống như chùm hoa xoan.
Đến thời điểm thu hoạch thì người ta thường bẻ nguyên cả chùm mang về phơi khô hoặc hong khô trên bếp để dùng cả năm.
Thực chất, thì phải gọi loại gia vị này là quả mắc khén chứ không phải hạt mắc khén vì loại quả mắc khén này không có hạt mà là quả phơi khô thôi.
2. Hạt dổi rừng Tây Bắc
Mắc khén hạt dổi là 2 loại gia vị đặc trưng trong ẩm thực Tây Bắc. Hạt dổi rừng có mùi thơm đặc trưng, và thường được sử dụng để làm gia vị nước chấm và để tẩm ướp các món ăn như thịt lợn nướng, cá và gà…
Nếu bạn có cơ hội thưởng thức những món ăn được chế biến bởi loại gia vị này thì bạn sẽ cảm nhận được vị thơm ngon của loại gia vị này nó tuyệt vời nhường nào và quý giá mức nào.
Từ thời xa xưa người dân tộc Thái đã sử dụng hạt dổi để làm gia vị nước chấm và tẩm ướp nhiều món ăn như thịt bò, thịt trâu, thịt lợn… Ngoài ra, hạt dổi còn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon chẳng hạn như món canh măng rừng…
Sau khi phơi khô hạt dổi có một mùi thơm rất quyến rũ, đặc biệt khi hạt dổi chỉ thích hợp để nướng chứ không nên rang, hạt dổi sau khi nướng trên than hồng xong hạt sẽ nở căng ra, mùi thơm bốc lên ngào ngào, đem hạt dổi vừa nướng xong đi giã nhỏ để sử dụng.
Hạt dổi có mùi thơm ngậy đặc trưng và là một gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người Thái, nếu ăn món ăn được tẩm ướp gia vị này rồi thì chắc chắn bạn sẽ muốn ăn thêm lần nữa.
Nhờ có hạt dổi làm gia vị mà các món ăn mới trở nên ngon và hấp dẫn hơn.
3. Mắc khén – hạt dổi gia vị đặc trưng ở Tây Bắc
Mắc khén khi kết hợp với hạt dổi được đánh giá 2 gia vị tự nhiên của núi rừng, được sử dụng để tẩm ướp thực phẩm tại nên mùi hương lạ khác thường cho món ăn. Nếu sử dụng chúng theo cung nhau theo tỉ lệ chuẩn 5 : 1 thì mới tạo ra được mùi vị đặc trưng nhất trong ẩm thực Tây Bắc.
Mắc khén xay ra và trộn với hạt dổi thường được sử dụng để làm gia vị nước chấm, tẩm ướp thịt nướng, cá nướng, thịt lợn rang, thịt gác bếp… nhờ có loại gia vị này mà món ăn trở nên ngon và hấp dẫn hơn.
Thông qua bài viết trên bạn đã biết được mắc khén hạt dổi là những gia vị đặc sản ở Tây Bắc. Bạn hãy dùng thử loại hạt thú vị này một lần để được thưởng thức hương vị thơm ngon của 2 loại gia vị này nhé.
Bài viết liên quan: Trà gạo lứt- Cách làm trà gạo lứt rang đúng cách và hiệu quả tại nhà