Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng của Việt Nam cũng như là văn hóa truyền thống của các nước Đông Á. Trong dịp này có nhiều phong tục truyền thống Tết mang ý nghĩa sâu sắc nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng.
Với ngày Tết đặc biệt này mọi thành viên trong gia đình dù có đi đâu cũng đều quay trở về để sum họp bên nhau. Cùng nhau ăn bữa cơm, hỏi thăm, chúc tết họ hàng và bạn bè, đi lễ cầu may đầu năm.
Cúng ông Công, ông Táo
Cứ hàng năm tới ngày 23/12 lịch âm là ngày ông Công ôn Táo lên báo cáo công việc của gia chủ cho Ngọc Hoàng. Bởi vậy, tới ngày này các gia đình sẽ có phong tục truyền thống dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, làm cơm cúng. Và mua cá chép vàng về thả để tiễn lên trời.
Cùng nhau gói bánh chưng
Bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và được lưu giữ cho tới ngày nay. Tùy từng vùng miền mà món bánh này được biến hóa thành những hình dạng và có tên gọi khác nhau. Tuy vậy chúng là món ăn không thể thiếu được trong những ngày Tết đến xuân về. Thường bánh sẽ gói từ ngày 27, 28, 29 Tết để vừa kịp thắp hương cho tổ tiên và đi biếu, làm quà tặng cho họ hàng và bạn bè.
Chuẩn bị mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả sẽ gồm số lẻ những loại hoa quả khác nhau tùy theo vùng miền Bắc, Trung hay Nam mà có thể bày biện tùy ý. Mâm hoa quả được đặt ngay chính giữa bàn thờ tổ tiên là một phong tục truyền thống lâu đời và mang một ý nghĩa nhất định vào dịp Tết. Thường sẽ xếp trái cây theo mong muốn năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.
Lau dọn nhà cửa
Các gia đình ở Việt Nam đều vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa, phát quang vườn nhà trong dịp cuối năm này. Với ý nghĩa sắp xếp lại vật dụng chưa ổn thỏa, loại bỏ những vật không cần thiết, xóa đi những điều không tốt của năm cũ.
Chú ý: bạn cần dọn dẹp lại nhà cửa nhưng đừng quên gian phòng bếp nơi nấu ăn hàng ngày đấy nhé. Nhớ cả vệ sinh tủ lạnh, các thiết bị bếp thật sạch sẽ để chào đón năm mới. Tìm thêm những mẫu tủ lạnh có dung tích trữ lớn, có nhiều ngăn tủ khác nhau để bảo quản thức ăn và dễ vệ sinh hơn. Tham khảo tủ lạnh cao cấp tại Website để nhận được tư vấn cũng như hỗ trợ nhiệt tình nhất.
Chơi hoa Tết
Chơi hoa Tết là một thú vui tao nhã của người dân ta, đây là một phong tục truyền thống khá lâu rồi. Miền Bắc thì hoa đào, miền Nam có hoa mai … là một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Bên cạnh đó, ta còn có thể mua rất nhiều các loại hoa đẹp và cây cảnh khác về nhà để trang trí đón năm mới thật tươi vui. Ví như cây quất, cam canh, bưởi, hoa phong lan, hoa đồng tiền, thu hải đường, hoa thủy tiên …
Đi tảo mộ
Đi tảo mộ mỗi dịp cuối năm là một phong tục truyền thống của người dân Việt. Khi này con cháu trong gia đình lại cùng nhau đi thăm viếng, dọn cỏ ở mộ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Làm như vậy để thể hiện lòng kính trọng, tinh thần biết ơn đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên.
Đón giao thừa
Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, là thời gian quan trọng khi đất trời giao hòa. Cúng giao thừa diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở ngoài trời với cửa cổng mở rộng mong những điều may mắn đến với gia đình.
Xông đất
Sau thời điểm giao thừa, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Theo ý nghĩa phong thủy, người xông đất đầu năm rất quan trọng, thường là những người hợp tuổi, làm ăn phát đạt, cá tính vui vẻ để xông đất nhà mình.
Chúc tết và mừng tuổi
Phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong sáng mồng một Tết đã có từ lâu. Con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại với ý nghĩa lấy lộc đầu năm mới.
Lễ chùa đầu năm
Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.
>> Xem thêm: