Hiện nay tại các khách sạn thường xuyên gặp phải tình trạng thấm dột, ẩm mốc khiến chất lượng của khách sạn đi xuống và khiến cho khách hàng có trải nghiệm không tốt. Vậy làm sao để khách snaj không bị thấm dột? Đây là câu hỏi mà chủ khách sạn quan tâm. Dưới đây là bài viết về quy trình chống thấm cho khách sạn hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!
1.Nguyên nhân dẫn đến tính trạng thấm dột khách sạn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng thấm dột khách sạn, làm cho khách sạn giảm tuổi thọ và không gian bị mất thẩm mỹ. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến việc thấm dột của khách sạn:
- Do quá trình thi công cẩu thả, chủ thầu ăn bớt vật liệu xây dựng, vật liệu xây dựng kém chất lượng.
- Do tác động từ khí hậu và môi trường xung quanh
- Do chịu sự tác động từ địa chất và nền móng dẫn đến tình trạng thấm lụt
2.Tại sao cần phải chống thấm khách sạn
Việc chống thấm cho khách sạn là điều rất quan trọng để nâng cao chất lượng sử dụng và tuổi thọ của khách sạn, khắc phục và xử lý toàn bộ bề mặt khách sạn, xử lý vấn đề thấm ngược, thấm dột, bong tróc. Chủ khách sạn có thể tính tới những phương án chống thấm như sau:
-Trường hợp tường bị các lớp lứt vữa , mọc nấm mốc rêu phong trời mưa nước sẽ bị ngấm qua tường và tạo ra các vết loang lổ
-Trường hợp bị thấm nước do 2 bức tường giáp ranh, đối với trường hợp này việc thấm dột xảy ra nghiêm trọng khi trời mưa to.
-Bể chứa nước và bể bơi có nguy cơ thâm do hở mang mạch và không dùng biện pháp chống thấm ngay từ đầu
-Do tác động bên ngoài mà tường bị nứt và xảy ra hiện tượng bong tróc
– Sân thượng bị thấm, có nguy cơ đến khách sạn
>> Bài viết nổi bật:
- Làm thế nào để thi công sơn Epoxy trên nền bê tông yếu
- Những màu sơn nhà lan tỏa sự ấm áp cho mùa đông
3.Quy trình thi công chống thấm cho khách sạn.
3.1 Yêu cầu trước khi thi công
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần thi công chống thấm, loại bỏ tất cả những tạp chất và bụi bẩn, nấm mốc trên bề mặt sàn.
- Di dời nội thất và che đậy kỹ để quá trình thi công chống thấm không bị ảnh hưởng
- Trước khi xử lý và thi công chống thấm cần phải quét một lớp dầu để bảo vệ bề mặt tường.
- Kiểm tra và thi công lại các đường ống thoát nước một cách kỹ lưỡng, tránh trường hợp rò rỉ.
3.2 Quy trình chống thấm cho công trình.
Bước 1: Xử lý toàn bộ lớp vữa xi măng, bê tông thừa trên bề mặt kết cấu bằng các dụng cụ chuyên dụng. Gỡ sách cách dăm gỗ , tạp chất còn sót .
Bước 2: Tại các chỗ không chắc chắn, rỗng, bị lỗ rỗ cần phải đực bỏ toàn bộ từ mặt đến tận đấy đến khi xuất hiện lớp bê tông chắc chắn.
Bước 3: Để tiếp nhận nhiều chất chống thấm cần phải đục rãnh rộng 2-3 cm sau đó gia cố bằng vữa
Bước 4: Dùng búa băm các hoá chất, sơn vữa còn sót lại
Bước 5: Mài tòng bộ bê tông cho mịn sau đó lấy chổi hoặc máy hút bụi hút sạch bề mặt thi công
Bước 6: Phơi để bề mặt bê tông tự khô
Bước 7: Xử lý các chỗ rỗng , chống thấm, đường nứt ,…bằng cách gia cố lại
Bước 8: Tại các khe co giãn cần phải quấn thanh cao su trương nở
Bước 9: Thi công quá trình chống thấm
4.Những điều cần chú ý khi thi công chống thấm.
Để quy trình chống thấm cho khách sạn được hiệu quả nhất thì bạn cần phải chú ý những điều sau:
-Dùng máy đốt nóng để gia cố các mét màng, dùng bay để miết cho các lớp màng được gắn kết với nhau:
-Vệ sinh và chuẩn bị dụng cụ kỹ lưỡng trước khi thi công tránh tình trạng thiết dụng cụ.
-Nếu có hiện tượng phồng rộp hãy lấy vật nhọn chọc thủng sau đó thực hiện lại cách bước thi công chống thấm trên bề mặt vừa rồi
-Trong quá trình thi công tránh làm hỏng, làm rách tấm màng.
Trên đây là bài viết về quá trình chống thấm cho khách sạn cũng như những nguyên nhân bị thấm dột và chú ý khi thi công. Mong rằng sau khi đọc bài này bạn sẽ hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột cũng như biết cách chống thấm hiệu quả cho khách sạn của mình. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu có những thắc mắc hoặc muốn tư vấn kỹ hơn về quy trình chống thấm thì hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ sẵn sàng giải đáp cho bạn.
>> Xem thêm: Sơn chống thấm ngoại thất: Tác dụng mang lại, chọn mua hãng nào